Bọn quan thị, nơi phủ chúa "Gà" thật không có mà lại cứ hay đá gà. Chúng bỏ ra nhiều tiền, lùng cho được những con gà hay đem về nuôi rồi đem ra đá độ với nhau. Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, đá thử một vài cựa chơi. Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai đi bắt gà về chọi.
Bên láng giềng có một con gà trống thiến, Quỳnh liền qua mượn mang về.
Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan thị đem gà lại rồi. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Tất nhiên, vừa so cựa được một vài nước, thì gà quan thị đá cho gà trống thiến một cựa lăn cổ ra chết ngay còn gà bọn hoạn quan thì vỗ cánh phành phạch lấy uy, gáy vang cả sân nhà. Bọn chúng khoái chí vỗ tay reo:
- Thế mà đồn rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả!
Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ ôm gà trống thiến mà rằng:
- Các ngài nói phải, trước con gà này đá hay lắm, nhưng từ khi tôi thiến nó đi, thì nó đốn đời ra thế!
Rồi ôm gà mà than thở: "Khốn nạn thân mầy, gà ôi! Tao đã bảo phận mày không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại còn ngứa nghề là gì cho đến nỗi thế này! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thường nữa, gà ôi!".
Các quan thị nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng.
'Truyen cuoi tieu lam đọc truyen cuoi tuc tiu,truyện cười tiếu lâm ngắn cùng hình ảnh hài hước ,ảnh hót girl xem ảnh bìa facebook
Showing posts with label truyen-trang-quynh. Show all posts
Showing posts with label truyen-trang-quynh. Show all posts
Cồn Trạng lột - truyện Trạng Quỳnh
Phía trước nhà Quỳnh là một cánh đồng sâu rộng vài chục mẫu. Thuở còn sống ở quê, hàng ngày muốn đi tắt sang làng bên hoặc vào lối xóm, Quỳnh phải vượt qua một chặng lầy tới mươi sải nước. Mùa mưa, mẹ con người kéo te bên hàng xóm có chiếc thúng nhỏ, thường chở giúp “ông Cống” qua chỗ lội, không lấy tiền.
- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:
- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.
- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.
- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!
- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.
- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.
- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”
- Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?
- Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!
- Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!
- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…
- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.
-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện
- Thấm thoát mười năm trôi qua. Khi đã ra làm quan ở kinh đô và tiếng Trạng đã vang danh khắp nơi, một lần về thăm quê Quỳnh gặp lại bà hàng xóm kéo te. Bà phàn nàn:
- Ông Trạng ơi, tôi hiếm hoi chỉ có một đứa con trai. Cái thằng năm xưa vẫn chở thúng cho Ông qua chỗ lội ấy, nay sắp phải lo vợ cho nó mà một đồng một chữ không có. Tôi chẳng biết vay mượn ở đâu, ông có cách gì giúp mẹ con tôi với.
- Tiếng tăm Trạng lừng lẫy thật, nhưng làm quan thanh liêm như ông, thời buổi ấy nuôi miệng cũng đã khó.Thương người mẹ nghèo hiếm hoi, nhưng biết tìm cách gì để bà ta có tiền cưới vợ cho con bây giờ? Bỗng Quỳnh hỏi bà hàng xóm: Này mẹ con nhà bác lâu nay vẫn còn chở thúng đấy chứ?
- Thưa ông Trạng, không chở thì lấy gì mà ăn? Có điều khách ít lắm, ngày chỉ được mộ, hai chuyến góp vào tiền kéo te bán tép, may ra mới đủ đong gạo.
- Quỳnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: Thôi được, bác cứ về bỏ trầu xin cưới cho cháu đi. Tôi bấm độn đoán biết thế nào quãng đầu tháng sau mẹ con bác cũng kiếm được khoản tiền kha khá!
- Bà hàng xóm buồn bã nghĩ ông Trạng nói cho vui câu chuyện.
- Giữa cánh đồng nước sâu nổi lên một cồn đất cao. Mấy hôm nay người ta thấy trên đồn đất hiện lên một cái chòi lợp lá gồi hình tứ giác, nóc phất phới ngọn cờ xanh đuôi nheo. Chẳng rõ nguyên cớ từ đâu, người ta kháo nhau: Trạng Quỳnh ở kinh về thăm quê dựng lều thơ trên gò giữa đồng nước để xướng, họa liền trong ba ngày. Người nọ truyền người kia, những kẻ khá giả trong làng, trong xã rủ nhau đi xem.
- Những người đến đầu tiên thất vọng ngay. Họ ghé mắt vào trong chẳng thấy lầu thơ đâu cả, chỉ thấy một đống lù lù hình người trùm chăn kín mít. Phía vách bên trên dán tờ giấy điều có chữ: “Trạng đang lột… cha đứa nào nói với đứa nào!”
- Tự nhiên tốn tiền đò, mất công toi, bao nhiêu người bực mình ngán ngẩm. Toán người này về, vừa đặt chân lên cũng ngại câu chửi, chẳng ai buồn nói với ai, đã thấy toán khác, rồi toán khác nữa, lũ lượt kéo tới, tò mò ra. Người đi hỏi: Ở ngoài ấy có gì hay không?
- Người về đáp: Trạng lột… cha đứa nào nói với đứa nào!
- Kỳ lạ thật! Trạng lột… Lại cấm không ai được nói với ai. Thế thì chắc phải có cái gì bí mật lạ lung lắm!
- Thế là một đồn mười, mười đồn trăm… Buổi đầu, đồn xướng họa thơ, chỉ thu hút đám người hâm mộ chữ nghĩa. Nhưng buổi sau thêm tiếng đồn Trạng lột… thôi thì bất kể trẻ, già, trai, gái ai cũng muốn tận mắt được xem. Mẹ con người hàng xóm đông khách quá. Mẹ một thúng, con một thúng thu tiền đò đếm mỏi tay không xuể…
- Mấy hôm sau, Quỳnh đến bảo với người mẹ. Bây giờ chắc bác thừa tiền cưới dâu rồi. hãy bảo con trai bác đi dỡ cái “lều thơ” mang lá gồi và tre nứa về, nối them bếp mà làm cổ.
-Bấy giờ hai mẹ con và dân làng mới rõ mẹo của ông Trạng cứu người nghèo. Để tỏ long kính trọng, người ta gọi luôn cái cồn kia là cồn Trạng lột. Hiện nay vẫn còn di tích ở giữa cánh đồng sâu xã Hoằng Lộc, huyện
Câm điếc Truyện trạng quỳnh
Nổi tiếng là người thông thái, hiểu rộng, biết nhiều, nhưng Quỳnh ngán chuyện cử nghiệp. Mỗi lần triều đình mở khoa thi, nhiều người giục chàng lều chõng ứng thí, chàng đều gạt phăng nói sang chuyện khác.
Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức" (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)
Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:
- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.
- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?
- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.
- Ta cho phép, quan cứ nói.
- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.
- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!
- Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".
- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!
- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".
Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết
Lần ấy, vì nể ý thầy học, lời khuyên của bạn bè dân làng, Quỳnh đành đi thi cho phải phép. Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Quỳnh nghĩ ra cách làm một bài văn phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Trong bài văn ấy có hai câu khái quát hiện trạng đất nước như sau:
"Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân" (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) và đối lại:
"Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức" (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu)
Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất! Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa:
- Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận.
- Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?
- Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm.
- Ta cho phép, quan cứ nói.
- Khải chúa, nếu vậy thì thần xin thưa. Hai câu ấy có dụng ý phỉ báng, táo tợn. Nếu đọc theo kiểu nôm thì rõ là câu chửi tục.
- Chửi tục không sao, nhà ngươi cứ trình bày ta nghe thử!
- Vậy thần xin mạo muội thưa: "Quan tắc cổ, dân tắc cổ" có nghĩa là "trên cũng câm, dưới cũng câm," thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn "đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân" tức là "đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn".
- Nếu quả vậy thì Quỳnh láo thật!
- Khải chúa, chưa hết đâu. Câu sau này còn hàm ý báng bổ tệ hại hơn. "Thượng ung tai, hạ ung tai" có nghĩa là "đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng "ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ" nghĩa là "ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu".
Quỳnh lần ấy bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và "chọc" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết
Mừng chúa thắng trận
Chúa Trịnh sau khi tuần du một vùng biên ải miền tây, trở về kinh sư huênh hoang khoe rằng "Quân nó" vừa thua to, và bị quân nhà chúa nửa đ êm bất thần phá lũy đánh tốc vào... Phụ họa với nhà chúa, bọn quan nội và lũ nịnh thần đua nhau dâng biểu chúc tụng. Nhân cơ hội này, Quỳnh cũng làm một bài thơ gửi mừng chúa. Thơ rằng:
Nửa đêm giờ tí trống canh ba
Thoắt tiến lên thành phá lũy ra
Một tướng thẳng vào trong cửa hiểm
Hai quân đứng núp chực bên hà
Quân ta đổ lộn cùng quân nó
Nước nó giao hoà với nước ta
Đánh đoạn rút về lau khí giới
Tìm nơi vũ khố để can qua.
Nghe nói mới đọc qua lần đầu, chúa đắc ý. Nhưng xem kỹ lại, ngẫm nghĩ, nhà chúa bỗng nhăn mặt nói với thị thần: "Trạng lại dùng "Cái ấy" để lõm ta rồi, thế mà tụi bây không đánh hơi thấy à? ".
Nửa đêm giờ tí trống canh ba
Thoắt tiến lên thành phá lũy ra
Một tướng thẳng vào trong cửa hiểm
Hai quân đứng núp chực bên hà
Quân ta đổ lộn cùng quân nó
Nước nó giao hoà với nước ta
Đánh đoạn rút về lau khí giới
Tìm nơi vũ khố để can qua.
Nghe nói mới đọc qua lần đầu, chúa đắc ý. Nhưng xem kỹ lại, ngẫm nghĩ, nhà chúa bỗng nhăn mặt nói với thị thần: "Trạng lại dùng "Cái ấy" để lõm ta rồi, thế mà tụi bây không đánh hơi thấy à? ".
Dòm nhà quan Bảng
Ðồn rằng Quỳnh sinh cùng thời với Thị Ðiểm. Quan Bảng sinh ra thị Ðiểm, dạy học trò đông lắm. Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Ðiểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài bắt vào hỏi. Quỳnh thưa:
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:
- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên.
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn.
Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Ðiểm cho, mà cô Ðiểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Ðiểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Ðiểm đứng đắn, thùy mị không ưa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.
- Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm.
Quan Bảng nói:
- Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!
Quỳnh vâng. Quan Bảng ra một câu:
- Thằng quỷ ôm cái dấu, đứng cửa khôi nguyên.
Quỳnh ứng khẩu đối ngay:
- Con mộc dựa cây bàng, dòm nhà bảng Nhãn.
Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Quỳnh học tấn tới lắm, kỳ nào văn cũng được đọc. Từ ngày trường quan Bảng có Quỳnh, bao nhiêu học trò danh sĩ đều phải nhận Quỳnh tài giỏi hơn cả. Quan Bảng thấy Quỳnh học giỏi, có ý muốn gả cô Ðiểm cho, mà cô Ðiểm nghe cũng thuận. Quỳnh biết rằng cô Ðiểm vào tay mình rồi, thoả được ước nguyền, song tính tinh nghịch, cứ đùa cợt luôn. Cô Ðiểm đứng đắn, thùy mị không ưa chớt nhả, Quỳnh lại càng ghẹo dai.
Ăn trộm mèo - Truyện Trạng Quỳnh
Nhà vua có một con mèo quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn những đồ mỹ vị.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.
Quỳnh vào chầu, trông thấy, bắt trộm về, cất xích vàng đi mà buộc xích sắt, nhốt một chỗ, đến bữa thì để hai bát cơm, một bát thịt cá, một bát rau nấu đầu tôm. Mèo ta quen ăn miếng ngon chạy đến bát cơm thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn bát rau nấu đầu tôm. Như thế, được hơn nửa tháng, dạy đã vào khuôn, mới thả ra.
Vua mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con giống hệt, bắt Quỳnh đem mèo vào chầu. Vua xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của trẫm đẹp bắt đem về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thị ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Vua sai đem ra thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú quý thì ăn cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ đem mèo về.
Subscribe to:
Posts (Atom)